Đầu xuân tham quan vãn cảnh chùa Thầy

22-01-2016 08:34 Bình luận bài viết 0 Lượt xem bài viết 3219

Từ lâu, hình ảnh ngôi chùa trong tâm thức người Việt đã trở thành biểu tượng cho tín ngưỡng văn hóa của Phật giáo. Chùa Thầy - với lợi thế phong cảnh hữu tình, thiên nhân hòa hợp là một  điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương.

Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây trước kia, nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.

Theo phong tục tập quán của người Việt, vào dịp đầu xuân, nơi đây lại tấp nập dòng người đổ về đi lễ cầu may.

Phong cảnh chùa Thầy
Phong cảnh chùa Thầy

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, với dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ bạn chỉ mất khoảng nửa tiếng đi xe để đến chùa Thầy.

Ngoài sự linh thiêng, thoát tục, nơi đây còn là điểm đến đẹp, lý tưởng để kết hợp du lịch và chiêm bái.

Được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, cách nay khoảng nghìn năm trước, tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.

Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.

Vẻ đẹp non nước chùa Thầy
Vẻ đẹp non nước chùa Thầy

Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau.

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga, phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.

Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc, có thủy đình là nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là “Nhất tiên kiều” trông vào đền Tam phủ, còn “Nguyệt tiên kiều” nối với đường lên núi.

(Mời bạn tham khảo: Những điểm du lịch không thể bỏ lỡ trong dịp Tết Nguyên Đán.)

Chùa Thầy còn có hang Cắc Cớ, nơi đây lưu giữ những câu chuyện linh thiêng từ ngàn xưa, ngày nay còn lưu giữ bể xương người, là nơi những nam thanh nữ tú đến cầu duyên: “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.

Cảnh sắc thanh tịnh
Cảnh sắc thanh tịnh nơi của Phật

Trải qua bao tháng năm, mưa nắng, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho ngôi chùa sự ấm cúng, linh thiêng.

Người ta đi chùa Thầy không chỉ để thắp hương, dâng lễ tạ mà còn được đắm mình trong khung cảnh hữu tình với non nước mênh mông, một không gian trang nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

(Mời bạn tham khảo thêm dịch vụ cho thuê xe cưới của Vân Hải)

 

Tag:
Vân Hải go to top