Tìm hiểu về lễ hội Gióng ngày đầu xuân
29-01-2016 16:42 0 3893
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Đây là lễ hội truyền thống mang ý nghĩa giáo dục về lòng yêu nước, truyền thống võ công của dân tộc ta từ hàng ngàn năm. Ngày hội cũng là cơ hội để người dân thập phương bày tỏ lòng thành kính với Thánh Gióng – một trong bốn vị “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Nếu bạn đang có dự định ghé thăm lễ hội này vào dịp đầu xuân năm mới thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị về được Vân Hải nhắc đến dưới đây nhé. Chắc chắn với những thông tin có được, bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi của mình.
1. Giới thiệu một vài thông tin chung về lễ hội Gióng
Hội Gióng được xem là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo, là lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp đầu năm ở nhiều nơi thuộc địa bàn Hà Nội. Đây là ngày mà người dân cả nước bày tỏ lòng thành kính cũng như tưởng niệm về anh hùng Thánh Gióng – người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm trong lịch sử của dân tộc.
Hội Gióng là nét đẹp văn hóa độc đáo
Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến đấu chống giặc Ân.
Thông qua đó để nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ và ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn – Hà Nội. Thời gian diễn ra lễ hội thường từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hằng năm.
Du khách có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ của Vân Hải tới Sóc Sơn để tham dự lễ hội đầu xuân này.
Lễ hội Gióng thu hút đông đảo du khách thập phương
2. Tư vấn phương tiện phù hợp để di chuyển đến hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội đầu năm được đông đảo du khách thập phương quan tâm. Để hành trình khám phá lễ hội văn hóa này được thuận tiện, an toàn thì phương tiện di chuyển là vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm. Với khoảng cách không quá xa so với trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể đến hội Gióng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Cụ thể:
+ Với khoảng cách không quá xa, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, xe cá nhân đều rất thuận tiện. Với giải pháp này, bạn sẽ chủ động hơn trong hành trình của mình, bạn cũng sẽ được thoải mái dừng nghỉ theo nhu cầu.
+ Với những bạn sinh viên muốn tiết kiệm chi phí cho chuyến đi thì có thể tham khảo xe bus, cũng có khá nhiều tuyến xe gần với địa điểm mà bạn cần dừng chân. Tuy nhiên, để vào được địa điểm tổ chức, bạn cần sử dụng xe ôm hoặc taxi nhé.
+ Còn với những đoàn khách đông người như gia đình hay công ty thì giải pháp di chuyển tiện ích hơn cả phải kể đến chính là các dịch vụ cho thuê xe ô tô giá rẻ. Lựa chọn việc thuê xe sẽ giúp bạn có được hành trình an toàn, chủ động, thoải mái hơn rất nhiều.
Thuê xe ô tô giá rẻ để đi lại được tiện ích hơn
Qúy khách hàng có nhu cầu thuê xe có thể tham khảo dịch vụ của khá nhiều các đơn vị khác nhau. Trong rất nhiều những nhà xe đang cung cấp dịch vụ vận tải hành khách tại Hà Nội thì Vân Hải là một đơn vị nhận được sự đánh giá cao của các khách hàng. Với dàn xe phong phú chủng loại từ 4 chỗ đến 45 chỗ, chất lượng phục vụ tốt cùng báo giá cạnh tranh, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho quý khách hàng những hành trình thoải mái nhất.
3. Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa độc đáo của hội Gióng
Hội Gióng được tổ chức với quy mô lớn tại đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân thì Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, nhân dân ở đây đã xây dựng khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ, chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.
Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa.
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục hay còn gọi là lễ tắm tượng được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội.
Đền Sóc Sơn
Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân ở các thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức trước tiên.
(Mời bạn tham khảo: Những lễ hội nổi bật vào tháng giêng ở miền Bắc)
Hoa tre được làm bằng các thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng.
Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho những người dự hội để cầu may.
Sang ngày mùng 7 chính hội là ngày thánh hoá theo truyền thuyết, hoạt cảnh chém tướng giặc sẽ tái hiện lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh và bay về trời được tổ chức.
Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân để bảo vệ non sông bờ cõi.
Trẩy hội Gióng
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa vì theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.
Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo.
Tết này, hãy tới và tham dự hội Gióng để cảm nhận khí phách hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, tỏ lòng thành kính ngưỡng vọng và cầu một năm an lành may mắn.
Xem thêm dịch vụ cho thuê xe cưới của Vân Hải.