Tìm hiểu về lễ hội Yên Tử ngày đầu xuân
05-02-2016 09:57 0 2409
Những năm gần đây, lễ hội Yên Tử đang thu hút khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước lẫn du khách quốc tế.
Sau lễ hội chùa Hương, thì lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô và thời gian trẫy hội.
Hãy cùng dịch vụ cho thuê xe 4 chỗ của Vân Hải khám phá tiềm năng của Yên Tử, một trong những nơi diễn ra lễ hội trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Hội Yên Tử |
Danh thắng này gắn liền với tên tuổi của vị vua Trần Nhân Tông khi ông nhường ngai vàng đến đây tu hành và lập ra một dòng Phật giáo riêng của nước ta gọi là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.Khu di tích yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước.
Sau này ông được coi là vị tổ đầu tiên của dòng Phật này với tên gọi Điều Ngự giác Hoàng. Khi đến tu hành tại đây, ông đã cho xây dựng một hệ thống hàng trăm công trình gồm chùa, am, tháp làm nơi tu tập và truyền giảng.
(Xem thêm: Du lịch Yên Tử - Hành trình về với cõi tâm linh)
Sử sách đã ghi nhận trong thời gian 19 năm tu hành của ông có khoảng 800 chùa, am, tháp đã được xây dựng trong cả nước, đó là một công trình hết sức đồ sộ.
Riêng khu vực Yên Tử, nổi tiếng nhất là ngôi chùa Đồng được dựng trên đỉnh núi Yên Tử cao 1068m nằm trong dãy núi Đông Triều.
Từ đây vào những ngày quang mây tạnh, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát cả một vùng Đông Bắc rộng lớn và hùng vĩ của đất nước, đặc biệt là ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao với cảm giác kỳ thú.
Cùng với chùa Đồng, tại khu di tích này còn có cả chục chùa khác và hàng trăm tháp, am nằm rải rác trong một không gian rộng lớn của núi rừng hùng vĩ.
Đường lên Chùa Đồng |
Và điểm cuối cùng là chùa Đồng, trên trục chính ấy du khách còn gặp những Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng Yên Kì Sinh, am Ngoạ Vân, bàn cờ tiên, Thác vàng, Thác Bạc, Thiền Viện Trúc Lâm và nhiều am, tháp, thắng cảnh khác…Mỗi di tích đều kèm theo nhiều giai thoại hay những câu chuyện lịch sử có thật càng làm cho du khách thêm tò mò, thích thú. Những điểm nhấn chính là suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiên.
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và cũng kéo dài suốt mùa Xuân. Ca dao xưa có câu:
"Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu"
Xem thêm dịch vụ cho thuê xe 7 chỗ đi du lịch mùa lễ hội của Vân Hải.
Giống như lễ hội chùa Hương, đi hội Yên Tử xưa kia là một hành trình vất vả, có lẽ vì thế mà đến được những nơi thiêng liêng như vậy trong cuộc đời một con người quả thực là một niêm mơ ước lớn.
Vả lại, nếu đi lễ ở những nơi khác, khách hành hương chỉ có thể được chiêm ngưỡng một vài di tích, thì đến đây là cả một quần thể danh thắng, đó là chưa nói đến sự linh thiêng và giá trị lịch sử của nó.
Hành hương lễ Phật |
Vì vậy, để đi được Yên Tử, với một Phật tử bình thường trước đây là cả một mong ước và khi có điều kiện cũng phải chuẩn bị kĩ và kéo dài vài ngày. Bởi vì, chỉ đi bộ từ chân núi đến được chùa Đồng chiều dài đã hơn 6000m rồi.
Vậy nên, đi hội Yên Tử xưa thực sự là một cuộc hành hương về đất Phật. Đến đây, du khách được thưởng thức danh lam thắng cảnh, được lễ Phật và nghe giảng kinh, được thanh thản tâm hồn sau những ngày lao động vất vả, hăng say.