Thử thách chạm 5 cột mốc biên giới của dân xê dịch

15-07-2016 10:50 Bình luận bài viết 0 Lượt xem bài viết 1884

Nếu ai đã từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới chắc hẳn sẽ hiểu rằng thiên nhiên Việt Nam hùng vỹ và ngoạn mục không thua kém bất kỳ nước bạn nào. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu có cần tốn nhiều chi phí để ra nước ngoài trong khi Việt Nam mình lại “đáng yêu quá đỗi” như thế.

Hãy cùng Vân Hải – đơn vị chuyên Cho thuê xe 35 chỗ tại Hà Nội , 16 chỗ, 9 chỗ…  điểm danh 5 cột mốc biên giới được dân xê dịch vô cùng yêu thích nhé.

Leo Pu – Si – Lung chinh phục Cột mốc 42

Đỉnh Pu Si Lung như một huyền thoại của về các đỉnh núi kỳ vĩ nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Lai Châu. Pu Si Lung nằm ở nơi cao vút, hoang sơ và bí ẩn tựa hồ như một thế giới khác lạ, là điểm đến trong mơ của biết bao phượt thủ.

Leo Pu – Si – Lung chinh phục Cột mốc 42

Leo Pu – Si – Lung chinh phục Cột mốc 42

Nằm ở độ cao hơn 3.000m, đường đi lại heo hút trong rừng sâu, với nhiều trắc trở, nếu muốn chinh phục Pu Si Lung, nhất định phải được sự cho phép của đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Chính vì thế, đỉnh núi nằm ở biên giới Việt - Trung này trở thành cột mốc khó ‘lấy lòng’ nhất trong giới phượt thủ, chứ đừng nói đến chuyện mong muốn ‘nghỉ dưỡng’.

Trên đường chinh phục Pu Si Lung, người lữ hành sẽ có cơ hội dừng chân ở cột mốc 42, cao 2.866m so với mực nước biển, tung bay lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió và sương mù lạnh ngắt, lòng dâng lên niềm tự hào với quê hương Tổ quốc. Đường thật dài, nhưng mỗi bước đi lại mở ra một bức tranh như được tô vẽ để làm dịu đi nỗi khó nhọc trên hành trình. Có khi là kheo suối róc rách nước trong veo, là đám mây lảng bảng vây quanh núi đồi, là đồng hoa dại ngả nghiêng trước gió, là tình yêu đối với núi non Việt Nam. Để khi đứng ở cột mốc, chỉ cần một nụ cười nhẹ trên môi của người phượt thủ, đã cảm thấy thật đáng vì đã quyết định thử sức để đến được đây rồi.

Cột mốc 79 trên Liên San

Cũng giống như Pu Si Lung, Phàn Liên San là đỉnh núi thuộc biên giới Việt Trung, một trong những ngọn núi hiểm trở bậc nhất ở vùng Tây Bắc, thuộc sự quản lý của đồn biên phòng xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Cột mốc 79 trên Liên San

Cột mốc 79 trên Liên San

Nơi cao nhất của Phàn Liên San cách mực nước biển 3.012m. Trên đường đi, phượt thủ sẽ bắt gặp rất nhiều dấu tích của cuộc chiến tranh khốc liệt năm xưa, trong đó có những bức tường thành đã được màu thời gian phủ lên lớp rong rêu, thêm phần ma mị.

Cột mốc 79 trên Phàn Liên San là cột mốc cao nhất nước ta, cách 2.880m so với mức nước biển. Cột mốc 79 heo hút trong rừng già, phải là người có sức khỏe cộng với sự kiên trì, dẻo dai mới có thể vượt hết mọi khó khăn trên đường đi để đến được ‘đỉnh vinh quang’ không phải ai cũng làm được.

Xem thêm: Du lịch Lai Châu có gì hay? Tư vấn kinh nghiệm từ A đến Z

A Pa Chải – Cột mốc không số

So với những ‘người anh em’ khác của mình thì A Pa Chải nằm ở núi Khoang Lan San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có độ cao thấp hơn, chừng 1.864m, vì thế cũng dễ dàng để hầu hết mọi người có thể chinh phục.

Cột mốc không số hay còn gọi là cột mốc A Pa Chải được xem là điểm khởi đầu của biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, rất nhiều đoàn người đi phượt và cả du khách khi về Điện Biên đã ghé thăm dấu ấn có ý nghĩa linh thiêng này.

A Pa Chải – Cột mốc không số

A Pa Chải – Cột mốc không số

Cột mốc không số được xây dựng hết sức đặc biệt, cột được xây bằng đá hoa cương có hình đa giác cao 2m, vững chãi trên bệ đỡ vuông có diện tích 5x5m. Cột có 3 mặt quay về 3 hướng, trên mỗi mặt đều có khắc quốc huy và cả ngôn ngữ riêng của từng quốc gia. Một ngày hè nắng vàng rực rỡ, trời trong xanh không gợn bóng mây mờ, hãy thử sức mình vượt đường xa lên cột mốc không số, tung bay lá cờ đỏ sao vàng, cho trái tim tràn trề nhiệt huyết của tuổi xuân và niềm tự hào dân tộc, bạn nhé!

Cột mốc 304

Cột mốc 304 hay còn gọi là G8, là nơi phân chia ranh giới của nước ta và nước bạn Lào, giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, Viêng Xay, Lào.

Trên đỉnh núi Đá Đỏ cao 1.889m so với mực nước biển, người đi phượt muốn đến được cột mốc 304 phải vượt qua nhiều đoạn đường hiểm trở của rừng sâu và rậm rạp, dù không quá chót vót như những nơi khác nhưng cũng phải mất rất nhiều giờ mới có thể đặt chân lên.

Cột mốc 304

Cột mốc 304

Không ít người về thăm cột mốc 304 vì câu chuyện của cụ ông hơn 30 năm trông coi, bảo vệ và giữ lửa ở nơi đây đã làm biết bao trái tim cảm động trong chương trình điều ước thứ 7. Chính là cụ Lâu Văn Hự, đã dành gần nửa cuộc đời mình để ‘bầu bạn’ với ‘người bạn’ này, như một lời nhắc nhở cho thế hệ sau về tấm lòng tự hào với quá khứ cha ông và mãi chung tay để bảo vệ non nước Việt.

Ngã ba Đông Dương

Đường biên giới của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã gặp nhau tại một điểm và nơi đó được gọi là Ngã ba Đông Dương, hình thành nên cột mốc 3 biên huyền thoại.

Ngã ba Đông Dương

Ngã ba Đông Dương

Không biết tự bao giờ, câu chuyện đùa hóa ra lại thật về việc một con gà gáy, 3 nước đều nghe ở Ngã ba Đông Dương lại thôi thúc bước chân người phượt thủ tìm về nơi này đến vậy. Ngã ba Đông Dương nằm ở tỉnh Kon Tum nước ta, tỉnh Ratanakari của Campuchia và tỉnh Attapư của nước bạn Lào.

Sở hữu điểm nét đặc trưng của riêng mình và không gian núi đồi trập trùng tuyệt mắt khi nhìn từ trên cao, không khó để giải thích tại sao Ngã ba Đông Dương lại nằm trong danh sách ‘4 cực 1 đỉnh 2 ngã ba’ nhất định phải chinh phục trong cuộc đời người phượt thủ.

Hãy để Vân Hải đồng hành cùng bạn trong mọi cuộc hành trình!

Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và những trải nghiệm tuyệt vời!

Xem thêm: Giá dịch vụ Cho thuê xe 29 chỗ tại Hà Nội rẻ nhất tại Hà Nội.

Tag:
Vân Hải go to top