Mách bạn kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương đầu xuân Nhâm Dần
10-02-2022 13:52 0 755
Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là chùa Hương, đây là một quần thể chùa tọa lạc tại địa phận của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của miền Bắc, nằm trên địa thế đẹp với non nước hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nơi đây là tiếp đón hàng triệu lượt du khách đến cầu an, vãn cảnh, hay thưởng thức vài món đặc sản thú vị.
Xuân Nhâm Dần 2022 năm nay, chùa Hương chính thức mở cửa đón khách vào ngày 16/02/2022 (từ 16 tháng Giêng, năm Nhâm Dần). Vậy nên để chuyến đi du lịch lễ hội chùa Hương được thuận tiện, suôn sẻ thì quý du khách đừng bỏ qua những kinh nghiệm đi du lịch chùa Hương hữu ích được nhắc đến dưới đây nhé.
1. Giới thiệu về ngày lễ hội chùa Hương?
Trung tâm của chùa Hương nằm tại địa phận của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, tọa lạc ở ven bờ phải sông Đáy. Trước đây, chùa Hương còn được gọi với nhiều cái tên khác như là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích… Đây là những tên gọi của một quần thể văn hóa – tôn giáo, bao gồm hàng chục ngôi đền thờ thần, chùa thờ Phật, các ngôi đền nổi tiếng linh thiêng như: Động Hương Tích, Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Chùa Giải Oan…
Trung tâm của cụm di tích này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích, nơi đây còn được gọi là chùa Trong. Danh thắng nổi tiếng này không chỉ là điểm du lịch tâm linh được du khách thập phương rất yêu thích mà còn là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.
Chùa Hương là điểm du xuân lý tưởng dịp đầu năm
Về thời điểm đi du lịch chùa Hương, danh thắng chùa Hương Sơn là một hệ thống rất nhiều chùa chiền linh thiêng nằm xen kẽ ở một vị trí đắc địa với sơn thủy hữu tình. Hành trình viếng thăm chùa Hương được xem là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam ta về tín ngưỡng thờ Phật, đây cũng là chuyến hành hương về với đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Ngoài ra đến đây du khách còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ, thanh bình của thiên nhiên đất trời.
Hằng năm cứ mỗi độ xuân sang, khi hoa mơ nở trắng rừng Hương Sơn thì hàng triệu phật tử từ khắp nơi trên cả nước lại nô nức về trẩy hội chùa Hương. Vì thế thời điểm được xem là thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương chính là dịp đầu xuân năm mới trong ngày khai hội chùa Hương. Hoặc bạn cũng có thể đến đây khi đất trời vào thu, trời đất nhẹ nhàng chuyển mình khiến khung cảnh nơi đây thêm phần tĩnh tại, nên thơ.
Tuy nhiên, vào mùa lễ hội chùa Hương Tích (khoảng từ tháng 1 đến cuối tháng 2 âm lịch, chùa Hương lại đón tiếp đông đảo phật từ về hành hương và nhiều du khách đến du xuân. Nếu bạn thích vãn cảnh và muốn hòa mình trong không khí lễ hội đầu xuân thì có thể chọn thời điểm này để đi du lịch.
Danh thắng chùa Hương có cảnh sắc tươi đẹp hữu tình
Đến cuối tháng 3 âm lịch, hoa gạo bắt đầu nở đỏ rực 2 bên bờ suối Yến, đây cũng là dịp lý tưởng để bạn đến lễ chùa Hương. Ngoài ra những ngày cuối năm, thời tiết mát mẻ và dễ chịu hơn từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch bạn cũng có thể sắp xếp một ngày cuối tuần để đến thăm chùa Hương. Lúc này khung cảnh vô cùng thanh tinh, ngồi thuyền để vãn cảnh còn đem đến cho bạn cảm giác như đang lạc trong nơi non tiên cõi Phật.
2. Lễ hội chùa Hương tổ chức khi nào? Thông tin về lễ hội chùa Hương ngày hôm nay?
Ngày mở hội chùa Hương năm này là vào 16/02/2022
Nhiều người rất quan tâm du lịch lễ hội chùa hương ngày nào? Sau một thời gian dài tạm dừng đón khách để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 16/02/2022, Khu di tích Thắng cảnh Hương Sơn sẽ mở cửa trở lại phục vụ du khách đến vãn cảnh, tham quan, chiêm bái. Để hoạt động du lịch tín ngưỡng được an toàn, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương (UBND huyện Mỹ Đức) đã có những phương án cụ thể để đảm bảo việc phòng chống dịch khi điểm du lịch này mở cửa đón khách trở lại.
Du khách đến vãn cảnh cầu an tại chùa Hương và tham gia ngày hội chùa Hương năm nay cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, chấp hành việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và khai báo y tế đầy đủ. Khi đến tham gia lễ hội tại chùa, hạn chế tập trung đông người để đảm bảo hiệu quả phòng dịch trong suốt mùa lễ hội.
Hình ảnh lễ hội chùa hương đón đông đảo du khách về chiêm bái
3. Tìm hiểu về lễ hội chùa Hương kéo dài bao lâu?
Lễ hội chùa hương bắt đầu từ ngày nào? Và lễ hội chùa hương có ý nghĩa gì? Hằng năm hội chùa Hương thường bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến hạ tuần tháng 3 (âm lịch). Cao điểm của mùa trẩy hội chùa Hương thường là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 (âm lịch). Năm 2022 này, lễ hội chùa Hương bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng, lúc này du khách có thể lên kế hoạch để về nơi đất Phật, dâng hương chiêm bái và mong cầu những điều tốt đẹp.
Vào ngày hội, ở chùa Trong sẽ diễn ra lễ dâng hương, hoa, nến, đèn, hoa quả và thức ăn chay. Trong lễ cúng sẽ có 2 tăng ni khoác trên mình áo cà sa, đem theo đồ lễ chay đàn rồi mới tiền dùng đồ lễ lên ban thờ.
Trong lễ hội chùa Hương sẽ có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu đến nhà của ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trong đọc, điều hành lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ đầy đủ các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc đặc sắc như bơi thuyền, leo núi, các chiếu hát văn, hát chèo…
Không khí lễ hội nhộn nhịp những ngày đầu năm
Lễ hội chùa Hương 2022 có tổ chức không là một trong những câu hỏi được rất nhiều du khách thập phương quan tâm vào dịp đầu năm nay. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lịch khai hội chùa Hương năm Nhâm Dần 2022 sẽ không diễn ra, tuy nhiên khu di tích chùa Hương vẫn sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/02/2022.
4. Phương tiện di chuyển đi chùa Hương
Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km, nằm tại địa phận của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức Đường đi đến chùa Hương rất dễ tìm và cũng rất dễ di chuyển. Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Hương thì bạn có thể lựa chọn cho hành trình này nhiều phương tiện khác nhau như: ô tô, xe máy hay xe bus.
Di chuyển bằng phương tiện ô tô:
Đây là phương tiện mà phần lớn du khách lựa chọn cho chuyến du xuân chùa Hương dịp đầu năm. Bạn sẽ di chuyển trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao Đồng Văn thì rẽ phải vào quốc lộ 38, đi chừng 15 km theo hướng chợ Dầu là đã đến khu danh thắng chùa Hương. Với chuyến du lịch gia đình thì bạn có thể sử dụng xe ô tô cá nhân di chuyển, cùng gia đình có một chuyến du xuân ý nghĩa về đất Phật.
Thuê xe du lịch giá rẻ đi chùa Hương tự túc
Nếu gia đình chưa có xe ô tô riêng hoặc công ty, cơ quan muốn du xuân tại địa danh này và mong muốn sử dụng phương tiện xe ô tô thì gợi ý mà chúng tôi đem đến chính là dịch vụ cho thuê xe du lịch giá rẻ. Tại Hà Nội hiện nay đang có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ thuê xe uy tín phục vụ du khách trong hành trình này. Trước chuyến đi bạn hãy lên kế hoạch về hành trình, thống nhất số thành viên tham gia để đặt được cho mình những dịch vụ thuê xe chất lượng nhất.
Trong nhiều nhà cung cấp dịch vụ thuê xe du lịch thì công ty Vân Hải chính là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và uy tín để bạn tham khảo. Với đa dạng các dòng xe từ 4 chỗ, Thuê xe 7 chỗ đến 45 chỗ, xe đảm bảo mới – đẹp – tiện nghi; chất lượng phục vụ tận tâm, đưa đón phục vụ du khách tận tình, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn chuyến đi thoải mái nhất trong dịp đầu xuân năm mới này. Hãy liên hệ đến số hotline: 024.3993.65.65 - 0969.183.183 - 0965.370.555 của Vân Hải để có được báo giá ưu đãi nhất nhé.
Các dòng xe hiện đại phục vụ du lịch đi chùa Hương
Di chuyển bằng xe máy:
Với phương tiện này, bạn di chuyển trên đường Nguyễn Trãi theo hướng Hà Đông, đến ngã ba Ba La thì rẽ trái sang Vân Đình. Đi thêm khoảng 40 km sẽ đến Tế Tiêu, tiếp tục rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương nhé.
Với phương tiện này bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, đội mũ bảo hiểm, gương xe đầy đủ để đảm bảo an toàn và tránh bị bắt lỗi nhé.
Kinh nghiệm đi chùa hương bằng xe bus:
Bạn có thể chọn khá nhiều tuyến xe bus khác nhau cho hành trình du lịch chùa Hương. Các tuyến xe bạn có thể lựa chọn là: Xe 211 bắt tại bến Mỹ Đình hoặc đi các tuyến 01, 02, 39, 27... đến điểm bus ở Ba La để bắt xe, xe 78 (Bến xe Mỹ Đình - Tế Tiêu), xe 75 (Bến xe Yên Nghĩa - Tế Tiêu).
Đến bến Đục, du khách sẽ ngồi đò khoảng 1 tiếng chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò thông thường 60.000/người, giá vé thăm quan thắng cảnh là 90.000/người. Nếu đi đoàn đông hãy thuê thuyền to để tiết kiệm chi phí nhé.
Tham qua chùa Hương bằng thuyền qua suối Yến
5. Chi phí đi chùa Hương – Giá các loại vé tại chùa Hương
- Giá vé tham quan:
Giá vé tham quan chùa Hương sẽ bao gồm vé đò thuyền: 50.000đ/ khách và vé thắng cảnh: 80.000đ/ khách. Tổng vé là: 130.000đ/ khách. Đây là giá vé áp dụng cho tuyến tham quan: bến Đục - Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích.
Giá đò chùa Hương với tuyến Long Vân, Tuyết Sơn là 35.000 đồng/người. Với trường hợp đặc biệt như thương binh, trẻ em dưới 1m, trẻ dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí toàn bộ vé.
Giá vé cáp treo:
Giá vé cáp treo tại điểm du lịch này được chia thành 2 hạng (người lớin và trẻ em) và với 2 loại vé (1 chiều và khứ hồi)
Với người lớn: vé 1 chiều 90.000 đồng/ vé – khứ hồi 180.000 đồng/ vé.
Với trẻ em dưới 1,2m: vé 1 chiều 90.000đ/ vé – khứ hồi 120.000đ/ vé.
Suối yến thơ mộng – cửa ngõ vào danh thắng chùa Hương
6. Giới thiệu về chùa Hương và các điểm tham quan
Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương
Xưa nay, du khách trẩy hội Chùa Hương đều biết đây là một quần thể hang động lớn, chứa đựng tín ngưỡng dân gian – thờ đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp và phảng phất nét văn hoá phồn thực. Du khách thập phương dừng chân ở đây cầu mong được thắp nén nhanh thơm dâng lên đấng siêu phàm và mong cầu cho mình mọi sự tốt lành.
Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết kể lại thì vào thế kỷ đầu tiên ở vùng “Linh sơn phúc địa này đã có công chúa Diệu Thiện (tục gọi là chúa Ba), ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh.
Ngôi chùa này được xây dựng với quy mô lớn vào khoảng cuối thế kỷ 17, trong kháng chiến chống Pháp 1947 thì bị hủy. Sau này đến năm 1988 được Hòa thượng Thích Viên Thành phục dựng.
Chùa Hương có hệ thống chùa chiền vô cùng phong phú
Trụ trì chủa Hương
Trụ trì chùa Hương hiện nay là Thượng tọa Thích Minh Hiền – Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Hương thờ ai?
Ở mỗi ngôi đền, chùa ở khu di tích này lại thờ một vị thần, vị tướng khác nhau. Ở đền Trình thờ thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang người đã có nhiều công lao trong việc phò vua Hùng Vương thứ VI để đánh giặc Ân.
Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm được tạc bằng đá xanh từ thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793).
Đền Cửa Võng thờ bà “chúa Rừng” – tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu”.
Chùa Thiên Trù là một thiền viện lớn, đây là nơi tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật.
Chùa Tuyết Sơn, chùa Bắc Đài, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Dâng hương lễ Phật ở chùa Hương
Chùa Giải Oan chùa Hương tọa lạc trên một triền núi thấp, nằm ngay cạnh suối Giải Oan mà du khách chỉ cần đi từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét là đến. Trong chùa Giải Oan có giếng Thiên Nhiên, hai bên chùa có 2 động nhỏ, bên phải là động thuyết kinh, bên trái là am Phật Tích.
Đi chùa Hương cầu gì?
Đi chùa Hương cầu gì cũng là điều mà nhiều du khách băn khoăn. Tùy theo mong muốn cũng như đời sống tinh thần của mỗi người mà chúng ta sẽ có những mong cầu khác nhau.
Thường thì nhiều ngời nói rằng đi chùa Hương cầu con thường được như ý (cầu tự ở chùa Hương). Với những người làm ăn kinh doanh hay buôn bán thì họ lại cầu tài lôc, cầu may mắn. Với người đang làm việc thì cầu công danh, với người đi học thì cầu thi cử đỗ đạt… Nhưng đến cửa Phật thì b ạn nên cầu bình an và tìm cho mình những phút giây thư thái trong tâm hồn.
Chùa Hương Sơn là điểm du xuân được du khách cực kỳ yêu thích
Tour du lịch chùa Hương 1 ngày
Chùa Hương bao gồm 1 hệ thống nhiều chùa chiền, đền thờ nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Để có thể khám phá trọn vẹn tất cả các chùa ở đây thì sẽ mất khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng du khách đến đây du xuân cũng có thể lựa chọn một cho mình một hành trình thích hợp để khám phá khu du lịch chùa Hương trong 1 ngày.
Theo kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày, quý vị nên viếng thăm chùa Thiên Trù, đền Trình và động Hương Tích, đây đều là những ngôi chùa chính và nổi tiếng linh thiêng của khu danh thắng chùa Hương. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và sức lực, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo.
Nếu leo bộ và muốn thành tâm khám phá khu di tích này, du khách có thể lựa chọn 1 trong 3 tuyến hành hương như sau:
– Tuyến Hương Tích: Bến Đục – Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – động Hương Tích – chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long – chùa Cá.
– Tuyến Thanh Sơn Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình – chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Long Vân – động Long Vân – chùa Cây Khế.
Chùa Hương đông đúc những ngày đầu xuân
7. Gợi ý lịch trình du lịch chùa Hương 1 ngày
07h30-10h15: Đi xe đến bến Đục - bến đò Chùa Hương
10h30: Mua vé thuyền để di chuyển trên suối Yến, thưởng ngoạn cảnh sắc tươi đẹp hai bên bờ, ngắm nhìn những ngọn núi kỳ vĩ như: Sư Tử Phục, Núi Mâm Xôi và đi qua Cầu Hội.
11h30: dừng chân ở chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão để lễ Phật.
12h30: Nghỉ ngơi dừng chân ăn trưa.
13h30: Đến động Hương Tích - “Nam Thiên Đệ Nhất Động” lễ Phật. Tại đây bạn sẽ có cơ hội chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát được tạc bằng đá xanh từ thời Tây Sơn và hàng ngàn, hàng vạn những nhũ đá với những hình thù sinh động như: Bầu Sữa Mẹ, Đụn Gạo, Hoa Phiền Não, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Bạc, Cây Vàng...
15h30: Đi cáp treo xuống dưới chân núi, tiếp tục lên thuyền quay trở lại bến Đục.
16h00: Lên xe trở về Hà Nội.
18h00 – 18h30: Về đến Hà Nội kết thúc chuyến hành trình khám phá chùa Hương 1 ngày.
Hành trình du xuân chùa Hương dịp xuân sang
8. Đặc sản nên mua khi đi du lịch chùa Hương
Đến với chùa Hương du khách nhất định không được bỏ qua những món đặc sản hấp dẫn của mảnh đất này như: dê núi, bò rừng, ngựa… và có rất nhiều nhà hàng chất lượng để bạn lựa chọn để dừng chân thưởng thức. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương tự túc, nếu đến đây vào mùa lễ hội thì bạn nên hỏi giá trước để tránh bị “chặt chém” nhé. Về các món đặc sản làm quà thì bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm như sau:
- Rau sắng
Cây này còn được gọi với cái tên khác là cây rau ngót rừng, cây mì chính… đây là đặc sản được ưa chuộng khi đi trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có màu xanh thẫm, óng ả, được dùng để nấu canh cá, canh thịt. Mùi vị rau này đaham đà, khá khó trồng lại lâu thu hoạch nên giá khá đắt đỏ. Nếu mua rau sắng tươi thì giá đến vài trăm nghìn cho 1 kg. Ngoài ra bạn có thể chọn mua bánh rau sắng đã được chế biến, hương vị khá ngon, màu xanh đẹp mắt và giá phải chăng hơn nhiều.
- Mơ chùa Hương
Đây là đặc sản nổi bật ở chùa Hương, mơ được trồng ở các thung lũng hay sườn núi nối tiếp nhau. Qủa mơ chùa Hương khá nhỏ, vàng, mịn và được phủ một lớp lông tơ như nhung. Nếu đi chùa vào đúng mùa mơ, bạn đừng quên mua một ít quả để nhấm nháp trong hành trình nhé, vị chua thanh của thức quả này khiến bạn quên đi mệt mỏi đó. Trước khi về hãy mua 1 ít để làm nước mơ ngâm giải khát mùa hè.
Đặc sản mơ rừng chùa Hương
- Chè củ mài
Đi chùa Hương không ít du khách tranh thủ để nếm thử một bát chè củ mài trên các chặng nghỉ chân. Chè được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn thêm vài lát củ mài luộc lên trên khá vừa miệng, Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng thức của mài hấp bở tơi hay sắn, khoai luộc được bán ngay gần cổng chùa Hương.
- Bánh củ mài
Đây cũng là loại bánh cực kỳ phổ biến ở khu du lịch chùa Hương. Loại bánh này dẻo, mềm, thường được cắt thành những khối to và đóng trong túi. Rất thuận tiện để du khách mua về thưởng thức. Giá bán chỉ khoảng 20k/ gói.
- Chè lam
Cùng với củ mài, chè lam cũng là đặc sản nổi tiếng ở chùa Hương để du khách mua về làm quà. Món chè được chế biến kỳ công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang; thành phẩm dẻo, ngọt thanh; khi thưởng thức cùng trà tươi thì ngon hết xẩy. Trong chuyến du lịch chùa Hương đừng quên mua một ít về làm quà cho người thân nhé.
Thưởng thức chè lam dẻo thơm hấp dẫn
9. Tư vấn kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương 1 ngày
Chùa Hương là chốn đất Phật linh thiêng nên khi đi du lịch Chùa Hương 2022 du khách cần lưu ý một số những điều sau:
- Trang phục lịch sự
Khi đến bất cứ điểm du lịch tâm linh như đền, chùa, am, đình hay các danh thắng lịch sử, di sản văn hóa… thì nhìn chung bạn cũng nên chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh việc mặc xuể xòa, phản cảm như: quần áo ngắn, váy trên gối… đặc biệt khi lên chùa dâng hương, hành lễ thì điều này càng cần chú ý hơn.
Bạn hãy chọn cho mình những bộ đồ tối màu, có cổ lịch sự. Để thoải mái di chuyển các địa điểm vãn cảnh thì nên chọn giày đế bệt hoặc giày thể thao nhé. Đặc biệt nếu du xuân chùa Hương dịp này thì bạn nên mặc ấm áp, đem theo mũ, gang tay để đảm bảo sức khỏe.
- Chuẩn bị lễ vật tại nhà
Mặc dù trên đường đi hoặc ngay tại khu danh thắng cũng có các kiot bán đồ lễ, nhưng theo kinh nghiêm đi chùa Hương thì bạn nên chuẩn bị các món lễ vật cần thiệt tại nhà để tránh việc giá cả tăng cao mùa lễ hội, cũng đảm bảo việc chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo nhất.
Viếng thăm chùa để dâng hương lên đấng siêu phàm
Theo kinh nghiệm sắm lễ đi chùa Hương, khi lễ chùa quan trọng nhất là thanh tâm, nên bạn chỉ cần sắm lễ theo điều kiện của gia đình mình. Tất nhiên thì đã đi lễ chùa cũng không thể xuề xòa, bạn nên chuẩn bị các món thiết yếu như: hương, bánh, trái, oản, nước, văn khấn chùa Hương, văn khấn đền Trình, sớ…
- Có thể đem theo đồ ăn uống từ nhà
Tương tự đồ lễ thì khi đi lễ hội chùa Hương bạn cũng nên chuẩn bị một chút đồ ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể chuẩn bị cho chuyến đi 1 ngày này các món đơn giản như: trái cây, bánh mỳ, nước lọc, sữa, giò chay hoặc đồ chay khi đi lễ chùa.
- Lưu ý khi mua đồ lưu niệm, đặc sản
Tại khu di tích chùa Hương có bán rất nhiều đặc sản, nhiều món đồ lưu niệm. Nếu có ý định mua làm quà thì bạn nên hỏi giá trước, đặc biệt trong mùa lễ hội thì vật giá leo thang.
Với những loại đặc sản đóng hộp sẵn như: bánh củ mài, bánh rau sắng… thì bạn nên xem kjyx hạn sử dụng nhé. Tránh mua các loại thú hoặc thịt thú rừng về làm quà vì có thể bạn mua phải hàng cấm. Đặc biệt dfid lễ chùa thì không nên sát sinh sẽ làm giảm sự thành tâm của du khách. Với những loại thuốc Nam bán dọc đường bạn nên xem xét thông tin, nguồn gốc cẩn thận, tránh mua về lại tiền mất tật mang.
Bức tranh tĩnh tại của khu du lịch chùa Hương
- Bảo quản tư trang cá nhân
Du lịch Chùa Hương 2022 hay đến bất kỳ điểm du lịch nào thì du khách cũng cần bảo quản tốt tư trang của mình ở những nơi đông người. Nên cất ví tiền, điện thoại cẩn thận, đảm bảo ở trong tầm tay.
- Xem trước dự báo thời tiết khi đi
Dể hành trình du xuân chùa Hương được thuận lợi thì bạn nên xem trước tình hình thời tiết. Nếu có dự báo mưa bạn nên đem theo ô, mũ, áo mưa. Nếu dự báo trời nắng thì mang theo mũ, nước uống nhé.
- Đảm bảo công tác phòng chống dịch trong chuyến đi
Thời điểm dịch bệnh hiện nay vẫn còn rất căng thẳng, vì thế khi tham gia lễ hội mỗi du khách cần có ý tưởng bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tiến hành khai báo y tế qua mã QR…
Qua những thông tin được chia sẻ bạn đọc đã có được thêm cho mình đầy đủ những kinh nghiệm đi chùa Hương hữu ích cho hành trình khám phá chùa hương và lễ hội đầu năm ở ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này. Hãy lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi, đừng quên tham khảo về dịch vụ cho thuê du lịch giá rẻ của công ty Vân Hải để hành trình được an toàn, thuận tiện hơn nhé. Mọi thông tin cần được tư vấn thêm, quý du khách vui lòng liên hệ với công ty Vân Hải để được giải đáp nhanh chóng nhất.