"Bật mí" ngay những kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn từ A đến Z
20-10-2021 13:26 0 1457
Bắc Kạn thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, kỳ vĩ, những cánh rừng trải dài bạt ngàn, thêm vào đó là sự hoang dã của thiên nhiên cùng nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mảnh đất này được vị như cô gái đương độ xuân thì, còn tươi xanh mơn mởn, đang chờ bước chân của những kẻ lữ hành đến “chinh phục”.
Nếu bạn đã trót đắm chìm trong vẻ đẹp mộng mơ ấy và đang có kế hoạch khám phá “miền đất hứa” này thì nhất định nên có những kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn hữu ích. Ở nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số kinh nghiệm cần thiết cho chuyến đi này, từ đi lại, lưu trú, ăn gì, chơi gì… Cùng theo dõi nhé.
1. Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Bắc Kạn
Bắc Kạn nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, phía đông giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên và phía bắc giáp Cao Bằng. Điểm đến này cách thành phố Hà Nội chừng 165 km, là nơi giàu tiềm năng phát triển du lịch bởi nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và sự phong phú và đa dạng về nguồn tài nguyên.
Hồ Ba Bể - Hồ nước ngọt lớn trên thế giới
Bắc Kạn cũng là một trong những địa bàn trọng yếu về kinh tế- chính trị - quân sự ở phía Bắc nước ta. Chính bởi thế, trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Bắc Kạn đã luôn sát cánh, kề vai cùng cả nước để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Ngày nay, đây chính là một trong những điểm du lịch thú vị được nhiều du khách biết đến và ghé thăm.
Bạn có thể đến Bắc Kạn vào nhiều thời điểm trong năm, bởi thời tiết ở đây tương đối dễ chịu. Phân hóa thời tiết nơi này theo 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10, còn mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau. Tùy theo mong muốn đi du lịch của mình, cũng như điểm đến để bạn lựa thời điểm thích điểm thích hợp bắt đầu hành trình.
Nếu bạn muốn tham quan vườn quốc gia Ba Bể vào thời điểm đẹp nhất thì hãy đi du lịch vào dịp tháng 5 đến tháng 9. Lúc này thời tiết miền Bắc khá nóng nhưng khu vực này lại cực kỳ mát mẻ bởi được bao bọc bởi các hỗ nước và dãy núi cao có tác dụng điều hòa khí hậu.
Thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Đông Bắc
Nếu muốn tham gia các lễ hội của các dân tộc vùng cao, bạn hãy chọn thời điểm tháng 1, tháng 2 âm lịch để đến Bắc Kạn. Lúc này, du khách sẽ được thoải mái khám phá, tìm hiểu về các nét độc đáo trong văn hóa và khám phá ẩm thực của người dân bản địa nơi đây.
Để chuyến đi được suôn sẻ và thuận lợi nhất, bạn nên theo dõi thời tiết tròng 7 ngày, đảm bảo đi vào ngày nắng đẹp, thời tiết thuận lợi nhất.
2. Phương tiện thích hợp để đi du lịch Bắc Kạn
Bắc Kạn cách Hà Nội khoảng chừng 165km. Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn 2 ngày 1 đêm, để đến với Bắc Kạn du khách có thể lựa chọn cho mình nhiều phương tiện khasc nhau từ phương tiện cá nhân cho đến phương tiện công cộng.
- Xuất phát bằng phương tiện cá nhân
Bạn có thể lựa chọn xe máy, xe ô tô riêng cho chuyến đi này. Với những bạn trẻ đam mê khám phá thì có lẽ xe máy chính là phương tiện hoàn hảo, cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng thiên nhiên tươi đẹp dọc đường đi, được thoải mái dừng chân, thăm thú những nơi bạn thích. Tuy nhiên nếu là chuyến đi của gia đình hay công ty, nhóm bạn đông người thì xe máy thường không được ưu tiên, thay vào đó là xe ô tô riêng sẽ được chọn nhiều.
Chọn phương tiện thích hợp cho hành trình khám phá Bắc Kạn
Bạn sẽ có được phương tiện an toàn, thoải mái cho tất cả các thành viên tham gia trong hành trình này. Với xe ô tô, bạn có thể chọn xe gia đình (với nhà có sẵn ô tô riêng) hoặc sử dụng các dịch vụ cho thuê xe du lịch trọn gói, phục vụ mình chu đáo trong suốt hành trình. Tại Hà Nội hiện nay các dịch vụ cho thuê xe ô tô phục vụ du lịch phát triển vô cùng mạnh mẽ, bạn có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Trong đó công ty Vân Hải là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ thuê xe giá rẻ, thuê xe 45 chỗ phục vụ chu đáo khách hàng trong mỗi hành trình.
Từ Hà Nội đi Bắc Kạn sẽ mất khoảng 4 đến 5 giờ, bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 3, tiếp tục đi thẳng sẽ tới được tỉnh Bắc Kạn. Hoặc có thể chọn tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới, thời gian đi sẽ nhanh hơn chỉ còn khoảng 2 tiếng đồng hồ.
- Xuất phát bằng xe khách
Hiện nay các dịch vụ xe khách đến Bắc Kạn cũng khá phát triển cho bạn thoải mái lựa chọn để bắt đầu hành trình của mình. Bạn có thể bắt các xe tại bến xe Mỹ Đình để đến với Bắc Kạn với thời gian di chuyển khoảng 4h, giá vé từ 100.000đ – 170.000đ/người. Một số nhà x echo bạn tham khảo là: Nga, Duy Cường, Khoa Mận, Hưng Thành…
Khi đến với Bắc Kạn bạn sẽ chọn thuê xe máy hoặc đi taxi để đi lại giữa các địa danh ở mảnh đất xinh đẹp này.
Thuê xe du lịch giá rẻ để phục vụ cho chuyến đi này
3. Nên chọn khách sạn nào khi đi du lịch Bắc Kạn?
Hiện nay dịch vụ du lịch Bắc Kạn cũng khá phát triển, có nhiều nhà nghỉ và khách sạn cho bạn tham khảo. Tùy theo nhu cầu của mình để bạn lựa chọn cho mình một nơi lưu trú phù hợp cho hành trình thú vị này. Theo du lịch Bắc Kạn giá rẻ thì có một số điểm dừng chân đang được nhiều du khách đánh giá cao là:
- Xôi Homestay Ba Bể - Giá phòng: 500.000d
Địa chỉ: tại bản Pác Ngòi, Nam Mẫu, Ba Bể
- Minh Quang homestay - Giá phòng: 100.000đ – 300.000đ
Địa chỉ: Bản Pác Ngòi, Nam Mẫu, Ba Bể
- Paradise Hotel - Giá phòng: 300.000đ – 500.000đ
Địa chỉ: Nam Đội Thân, Nông Thượng, TP Bắc Kạn
Các nhà nghỉ, khách sạn, homestay ở đây cũng khá tiện nghi, đảm bảo cho bạn sự thoải mái khi lưu trú.
Bắc Kạn rất biết chiều lòng du khách với tiết trời mát mẻ
4. Những địa điểm du lịch Bắc Kạn nổi tiếng nhất
Đi Bắc Kạn du khách, bạn sẽ được dừng chân khám phá nhiều cảnh đẹp Bắc Kạn khiến trái tim người lữ khách rung động. Sau đây là gợi ý một số điểm du lịch Bắc Kạn để bạn đọc cùng tham khảo:
1 Vườn Quốc gia Ba Bể
Cách thủ đô Hà Nội chừng 250km, vườn quốc gia Ba Bể có là một điểm dừng chân cực kỳ lý tưởng dành cho du khách khi đến Bắc Kạn. Tổng diện tích của cả khu du lịch này lên đến 10.000 ha, có cấu tạo địa chất vô cùng đặc biệt, nhiều hang động, sông hồ, núi cao, suối ngầm tạo nên một cảnh quan cực kỳ hấp dẫn. Đây còn là nơi bảo tồn các nguồn gen động và thực vật quý hiếm. Với hơn 20 điểm tham quan đẹp, thú vị, các tuyến du lịch đi bộ trong rừng nguyên sinh độc đáo, các bản làng du lịch văn hóa… nơi này đã trở thành điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Hồ Ba Bể Bắc Kạn
Địa danh này nằm ở trung tâm Vườn quốc gia Ba Bể, cách Thành phố Bắc Kạn 70 km về phía tây bắc. Hồ Ba Bể là một trong những di tích danh thắng tự nhiên ấn tượng nhất, so với mực nước biển nó nằm trên độ cao 150m. Hồ được hình thành do sự biến động của cấu tạo địa chất từ hàng triệu năm trước đây, làm sụt lún các dãy núi đá vôi, hang động.
Khám phá bức tranh thiên đường của hồ Ba Bể
Ba Bể đợc hợp thành từ 3 hồ là Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lầm, cho nên có cái tên gọi thú vị như ngày nay. Chiều dài của hồ chừng 8m, chỗ rộng nhất lên đến 2km, diện tích mặt nước chừng 500ha, độ sâu trung bình khoảng 20m. Trên lòng hồ có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thú vị, nơi đây là môi trường sinh sống của hàng trăm loài cá nước ngọt.
Động Puông
Dòng sông Năng vốn hiền hòa như thế, vậy mà ai cho nó cái sức mạnh đục thủng cả vách núi đá vôi tạo thành một hang động kỳ vĩ. Nhiều người còn ví động Puông như hàm cá mập khổng lồ, như đang “lăm le uốt chửng những áng thuyền độc mộc cứ nối xuôi dòng. Động thuộc địa phận xã Cao Thượng, Ba Bể, là một hang động thông 2 đầu với chiều dài chừng 300m, cao hơn 30m. Cửa động khả phẳng và dựng thẳng đứng, tưởng chừng như từ hàng triệu năm về trước đã có ai buông một nhát kiếm sắc vào khối đá mềm. Bên trong động là những vách đá đứng với các nhũ đá độc đáo, hình thù kỳ thú… khiến du khách không khỏi trầm trồ.
Nhũ đá với hình thù độc đáo ở động Puông
Ao Tiên
Ao Tiên là một hồ nước nhỏ xinh xắn nằm lọt giữa lòng chảo đá vôi, nó khá cách biệt với hồ chính. Đến hồ Ba Bể Bắc Kạn bạn chỉ cần đi thêm một đoạn ngắn là đến ao. Mực nước ở đây xấp xỉ với hồ bởi nó được nuôi dưỡng bởi nước ngầm thấm qua đá ở xung quanh. Ao là nơi sinh sống của nhiều loại cá địa phương và động vật dưới nước.
Đảo Bà Góa
Đây là hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ Pé Lèng, được hình thành bởi những phiến đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Ở đây cây cối quanh năm tươi tốt, rễ cây buông xuống ôm lấy những phiến đá, nhìn xa xa như một hòn non bộ giữa mặt hồ. Tương truyền, đây chính là nơi sinh sống của hai mẹ con bà góa tốt bụng năm xưa từng dùng bỏ trấu bà tiên cho làm thuyền đi cứu giúp người dân trong trận đại hồng thủy. Đảo Bà Goá được xem là viên ngọc xanh giữa lòng hồ, là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, được nhiều du khách ghé đến tham quan và chụp những bức hình đẹp.
Đảo Bà Góa là viên ngọc tuyệt đẹp ở Ba Bể
Bản Pác Ngòi
Bản nhỏ xinh đẹp này thuộc địa phận xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, đây là bản nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày bên bờ sông Lèng. Nơi đây có khoảng hơn 80 hộ dân với gần 400 nhân khẩu, hầu hết đều là người Tày. Đến nay, bản Pác Ngòi hiện vẫn còn giữ được một số ngôi nhà sàn cổ, kiểu dáng kiến trúc độc đáo, lợp ngói máng âm dương. Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá tôm trên hồ và trồng lúa, ngô ở các bãi bồi ven sông. Hiện nay, các hộ dân trong bản đều tiến hành các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch.
Đến với bản Pác Ngòi du khách sẽ được khám phá thiên nhiên tươi đẹp, được thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của vùng hồ như: Cơm lam, tép chua, cá nướng, thịt chua, dạ yến, xôi ngũ sắc…; được ngủ nhà sàn; xem đánh bắt cá trên sông; xem biểu diễn hát then đàn tính...
Ngắm nhìn bức tranh yên bình nơi bản nhỏ
Thác Bạc Bản Vàng
Thác Bạc tọa lạc ở địa bàn xã Hoàng Trĩ, nhìn từ đỉnh đèo Khau Vàng, Thác Bạc như một dải lụa trắng vắt giữa đại ngàn. Chiều cao của thác khoảng 40m, có vách đá gần như thẳng đứng, phía dưới là những vũng nước trong vắt cho bạn thoải mái tắm, thả hồn trong một không gian yên bình. Dòng chảy của nước từ trên cao đổ xuống cuồn cuộn, đập mạnh vào đá làm bọt nước tung trắng xóa, khiến cho các du khách đến đây luôn có được cảm giác thư thái đến lạ thường.
Đền An Mã
Ngôi đền này toạ lạc trên đảo An Mã giữa hồ Ba Bể. Đây là ngôi đền cổ thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần… mới được trùng tu và xây dựng lại vào năm 2007. Đền là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân quanh vùng, của khách thập phương và cũng là nơi dâng lễ hội xuân Ba Bể được tổ chức vào mùng 10 tháng giêng hằng năm.
Đến với vườn quốc gia Ba Bể du khách còn được tham quan nhiều địa danh thú vị khác như: Thác Đầu Đẳng, Động Hua Mạ, Động Nả Phoòng
Động Nàng Tiên – Bắc Kạn
4.2 Động Nàng Tiên, Na Rỳ
Một trong các điểm du lịch Bắc Kạn đang thu hút rất nhiều du khách chính là động Nàng Tiên, Na Rỳ. Động này nằm tại địa phận xã Lương Hạ, huyện Na Rì, cách thị trấn Yến Lạc khoảng chừng 5 km về phía đông. Động Nàng Tiên có chiều sâu khoảng hơn 200m, trần động có chiều cao đến 30m, lòng động rộng trung bình 20m, nơi đây chứa nhiều nhũ đá đẹp lung linh.
Do sự bào mòn và lặng động của nước trong núi đá vôi qua hàng triệu năm, nơi này tạo nên những “khu ruộng bậc thang” đẹp mê mẩn. Đặc biệt trong động còn có một vòm đá rộng, ở trong đó có một phiến đá lớn kích thước chừng bằng 1 chiếc giường, xung quanh phiến đá là những nhũ đã rủ xuống như tấm rèm lấp lánh, thoạt nhìn bạn cứ ngỡ như bước vào một căn phòng ngủ lộng lẫy. Tương truyền các tiên nữ khi đi dạo chơi nơi trần gian đã nghỉ tại đây, bởi vậy cái tê động Nàng Tiên cũng ra đời từ đó.
Thác Nà Khoang hùng vĩ nơi núi rừng Đông Bắc
4.3 Thác Nà Khoang
Ngọn thác này nằm ở chân Đèo Gió, cách trung tâm thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn chừng 6 km. Toàn bộ khu vực thác có diện tích đến 12 ha, là nơi hợp thành của hai con suối lớn, suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, một con suối nhỏ chảy từ núi Phia Sliểng hợp thủy với Nà Đeng. Thác có 4 tầng dài khoảng 600m, chiều rộng 15m, chảy thẳng xuống suối Bản Mạch. Ở phía trên thác còn có một hồ nước nhỏ xanh như ngọc cho bạn thoải mái bơi lội.
4.4 Hồ sinh thái Bản Chang
Hồ sinh thái này nằm ở địa phận của xã Đức Vân, cách huyện lỵ huyện Ngân Sơn tầm 6km về phía nam. Hồ khá gần với tuyến Quốc lộ số 3 hướng đi Cao Bằng. Đây là một hồ nước tự nhiên tuyệt đẹp, với diện tích mặt hồ khoảng 5ha, hình bán nguyệt và có địa thế ký tưởng. Hồ sở hữu khí hậu đặc biệt trong lành mát mẻ bởi nó nằm gọn trong thung lũng, bao quanh là những cánh rừng thông bạt ngàn. Du khách có nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tham gia các hoạt động như: chèo thuyền, bơi lội, câu cá, cắm trại… thì đừng bỏ qua điểm đến thú vị này nhé.
Thiên nhiên trong lành của hồ sinh thái Bản Chang
4.5 Các điểm du lịch ở Bắc Kạn mang tính chất văn hóa lịch sử
Là một địa danh lịch sử, đến đây du khách cũng sẽ có cơ hội ghé thăm nhiều di tích nổi tiếng, có thể kể đến như:
Di tích Nà Tu
Di tích lịch sử này thuộc địa phận xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, đây là nơi đóng quân của phân đội thanh niên xung phong 312. Trong thời kỳ chống Pháp, nhiệm vụ của phân đội là bảo vệ cầu Nà Cù và đoạn đường Nà Cù – Phủ Thông.
Di tích Đồn Phủ Thông
Đồn Phủ Thông nằm cách ngã ba Phủ Thông 300m, thuộc thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông. Địa danh này trước đây bị quân đội Pháp chiếm đóng và xây đồn từ năm 1947.
Di tích Đèo Giàng
Đèo Giàng nằm trên trục đường quốc lộ 3, giáp gianh giữa 2 huyện Bạch Thông và huyện Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn. Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, di tích Đèo Giàng là nơi diễn ra trận đánh của trung đoàn Thủ Đô, thắng lợi có được là phá hủy toàn bộ xe cơ giới của quân Pháp.
An toàn khu chợ Đồn – Minh chứng lịch sử
Khu ATK – Chợ Đồn
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Chợ Đồn cùng với các huyện Sơn Dương - Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Đại Từ - Định Hoá (Thái Nguyên), đã được Trung ương Đảng lựa chọn làm an toàn khu. Từ năm 1947 đến 1952, phần lớn các cơ quan Trung ương như Đài Tiếng nói Việt Nam, Nha kỹ thuật quân sự, Cơ quan Vô tuyến điện, Xưởng quân giới, Trường Quân chính, Xưởng in báo Cứu Quốc, Trạm phẫu thuật quân y… đã đóng tại đây
Hiện nay quần thể di tích lịch sử ATK – Chợ Đồn có06 di tích lịch sử cấp quốc gia), 04 di tích lịch sử cấp tỉnh và 16 di tích đã kiểm kê.
4.6 Các hoạt động du lịch Văn hóa - Lễ hội
Du lịch Bắc Kạn 2 ngày 1 đêm du khách còn được tham gia vào nhiều lễ hội nổi tiếng, khám phá cuộc sống và nét đẹp văn hóa của bà con nơi đây. Một số lễ hội nổi bật của Bắc Kạn là:
Lễ hội xuân Ba Bể
Đây là một lễ hội đầu năm của đồng bào các dân tộc ở vùng hồ Ba Bể, chương trình được diễn ra với 2 phần lễ và hội. Phần lễ được tổ chức để mong cầu cho cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Phần hội được tổ chức hoành tráng với nhiều hoạt động vui chơi như kéo co, đua thuyền độc mộc, tung còn, bắt vịt trên hồ, chọi bò, đẩy gậy, đấu võ dân tộc… cùng với các chương trình văn nghệ dân gian như hát then đàn tính, múa khèn…
Hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, vui nhộn
Lễ hội lồng tồng Bằng Vân
Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Bằng Vân, cũng có 2 phần lễ và hội. Phần lễ cũng được tổ chức đề cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân an, vật thịnh, mùa màng bội thu. Phần hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê; hay các hoạt động hát đối đáp giao duyên shi, lượn.
Lễ hội chợ tình Xuân Dương
Chợ tình Xuân Dương không nổi tiếng như chợ tình Khâu Vai nhưng lại mang những nét văn hóa hết sức đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Chợ tình được bắt nguồn từ câu chuyện tình đẹp của một đôi vợ chồng trẻ người Tày. Họ yêu thường nhua hết mức, chí thú làm ăn; cho đến một ngày nọ, hai vợ chồng cùng nhau đu làm đồng, người chồng cuốc đất ở đầu ruộng, còn vợ phát cỏ nơi cuối đồng. Trưa đến người chồng gọi vợ về nghỉ thì chỉ nghe tiếng núi rừng vọng lại; chạy đến nơi cuối ruộng thì chỉ thấy cán dao gãy, cỏ cây nát, là chứng tích cho một cuộc xô xát.
Ghé thăm chợ tình Xuân Dương
Sau này người chồng mới biết được vợ mình bị đám người xấu bắt đi, chàng cũng hiểu vợ mình đã chống trả quyết liệt, nhưng do thửa ruộng dài mà lời kêu cứu chỉ còn là vô vọng. Từ đó, ai cũng thương xót cho đôi vợ chồng trẻ, và gọi thửa ruộng đó là Nà Rỳ (ruộng dài). Sau này, ở một phiên chợ gặp lại nhau, đôi vợ chồng cũ chỉ còn biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn vì ai cũng có gia đình riêng. Và từ đó chọn ngày 25/3 Âm lịch hằng năm đã trở thành ngày hội của những đôi nam và nữ đã bỏ lỡ nhau có cơ hội ôn lại chuyện cũ.
5. Du lịch Bắc Kạn nên ăn gì ngon?
Đến du lịch Bắc Kạn, du khách không chỉ được ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn địa phương cực kỳ độc đáo. Dưới đây là một số món đặc sản mà bạn nên thử một lần khi đến Bắc Kạn.
Cá nướng, tôm nướng Ba Bể
Cá tôm ở trong hồ Ba Bể vô cùng nhiều, thường được người dân đánh bắt theo hình thức thủ công, nên số lượng không nhiều nhưng chất lượng thì tuyệt đỉnh. Thịt cá trắng, chắc, ngọt, nên chỉ cần nướng đến vừa chín là đã thơm nức mũi. Một lần thưởng thức cá nướng Ba Bể chắc chắn khiến thực khách nhớ mãi không thôi.
Thưởng thức cá nướng thơm ngon ở Ba Bể
Lợn sữa quay
Đây là một món đặc sản được nhiều du khách yêu thích trong hành trình khám phá ẩm thực Bắc Kạn. Thịt được làm sạch rồi đem quay trên than hồng, trong quá trình quay thì thường xuyên lấy khăn nhúng nước lau bề mặt con lợn để phần da ngoài không cháy. Khi thịt gần chín thì dùng que xăm thủng da để nước và mỡ chảy ra. Khi thịt vừa chín tới, vị thơm của lá mắc mật, vị béo ngậy của thịt nướng khiến du khách không thể cưỡng lại được. Từng miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, chỉ ăn một lẫn thôi cũng sẽ không quên.
Lạp sườn Bắc Kạn
Đây là món ăn ngon vô cùng nổi tiếng ở Bắc Kạn, được chế biết thủ công bởi đôi bàn tay khéo léo của dân bản địa. Lạp sườn ở đây có mùi ngai ngái của khói bếp, mùi nắng của vùng cao, thoang thoảng mùi thơm của gừng, của rượu, của mắc khén… Hòa quyện cùng vị dai dai của lòng non, vị ngọt của thịt, vị béo béo của mờ khiến món ăn thật vừa miệng. Nhấp nháp cũng với chút rượu nữa thì càng thêm đậm đà.
Những miếng lạp sườn bóng bẩy khiến thực khách mê mẩn
Bánh Pẻng phạ
Đây là loại bánh thường xuất hiện trong dịp người Tày ở Ba Bể đón mừng năm mới hoặc trong lễ hội xuống đồng. Hình dáng của bánh đơn giản, chỉ là viên bánh tròn tròn như trái nhãn, bên ngoài phủ một lớp bột trắng che phủ lớp bột nâu bên trong. Món bánh này cũng được chế biến đơn giản nhưng mùi vị lại cực kỳ thơm ngon. Từ bột gạo nếp được nhào với chè mạn pha đặc để có được màu nâu và vị chan chát, một chút rượu trắng cho dậy mùi thơm, người dân ở đây đã cho ra đời một món bánh độc đáo để dâng trời đất.
Khâu nhục
Món ăn này mang đậm nét văn hóa của người dân ở Bắc Kạn. Để làm ra món khâu nhục, các bước chế biến đều vô cùng cầu kỳ và công phu, khoai phải là khoai môn Bắc Kạn, lòng khoai màu tím nhạt, khoai này được đem đi rán vàng. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, được luộc sơ qua, dùng tăm tre bọc lại thật kỹ, tẩm ướp gia vị sau đó đem đi quay.
Thưởng thức khâu nhục Bắc Kạn
Vừa quay vừa phết thêm lớp mật ong cho phần bí bàng óng. Sau đó cho mọi thứ vào bát, cứ một miếng khoai là 1 miếng thịt, phần nhân được làm từ thịt, mộc nhĩ, nấm hương… đã được xào, sau đó mang đi hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng. Thành phẩm cực kỳ đẹp mắt, hương vị thơm ngon, nó thường có mặt trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, lễ tết…
Rau sắng (rau ngót rừng)
Không giống như các loại rau khác chỉ trồng thời gian ngắn là được thu hoạch, riêng loại rau sắng này phải trồng từ 3 đến 5 năm mới được thu hái lần đầu tiên, và 10 năm sau mới được thu hoạch với số lượng lớn. Lá rau sắng dùng để nấu canh cùng cá và thịt, rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đủ để có được bát canh thơm ngon.
Xôi Đăm Đeng
Món xôi này được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi này sẽ được tạo màu bởi hương sắc của cây cỏ. Người ta dùng lá cây cẩm cùng vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, sau đó cho vào ngâm gạo nếp. Sau khoảng vài giờ thì đem đi đồ lên chõ gỗ, sau một thời gian ngắn bạn đã có có được một món xôi thơm phức, hạt xôi bống đẹp, dẻo và thơm. Xôi Đăm Đeng ăn cùng với muối vừng hoặc ruốc thì cực kỳ hợp vị.
Ăn xôi Đăm Đeng đem đến may mắn
Bánh ngải
Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh với hương vị đặc trưng, có một loại bánh đặc biệt mà chỉ người Tày với có chính là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng, hình thù và cách làm tương đối giống bánh dày ở dưới xuôi. Để có được chiếc bảnh ngải dẻo, thơm thì người ta phải chọn loại nếp nương, bánh làm ra thơm, không ngấy và mát, nếu ai đã ăn một lần sẽ không quên mùi vị của nó. Vị hăng hăng, là lạ, thơm thơm của lá ngải hòa quyện trong vị dẻo, ngọt của nếp, của đường, khiến bạn cảm nhận được rõ ràng hơn hơi thở của núi rừng.
Rau bồ khai (rau dạ hiến)
Rau bồ khai thường nơi núi đá cheo leo, thân bám vào những cây gỗ lớn, thoạt nhìn giống ngọn mướp hương, rau có màu xanh non tơ. Khoảng mùa xuân, bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt, người ta dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Đơn giản nhất chính là xào tỏi, xào thịt bò, xào mỳ…
Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn, khi du lịch ở địa danh này, du khách lựa chọn một số loại đặc sản của người dân địa phương ở đây về làm quà như tôm chua Ba Bể, thịt lợn gác bếp, lạp sườn hun khói, miến dong, mứt mận…
Với những kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn 2 ngày 1 đêm được giới thiệu trong nội dung bài viết, bạn đọc đã dễ dàng hơn trong việc lên lịch trình cho chuyến đi này. Chúc bạn và gia đình có được những chuyến đi thoải mái, thú vị cùng những kỷ niệm đáng nhớ.