“Trốn phố về quê” với chuyến tham quan làng cổ Đường Lâm
27-04-2022 12:17 0 1212
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một điểm đến hoải cổ, thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống thì làng cổ Đường Lâm chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn. Chỉ cách Hà Nội khoảng hơn 40km, Đường Lâm là một ngôi làng nhỏ yên bình mang tất cả những nét đặc trưng của một làng quê Bắc Bộ xưa cũ với những ngôi nhà mang lối kiến trúc cổ kính, những bức tường đá ong độc đáo cùng cảnh vật xưa cũ…
Có thể nói nhờ giá trị nghệ thuật có “1 không 2” mà làng cổ Đường Lâm đã trở thành điểm nhấn ấn tượng trong du lịch Hà Nội. Nếu bạn đang có kế hoạch đến làng Đường Lâm vào dịp cuối tuần thì đừng quên “giắt túi” những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm chi tiết được nhắc đến dưới đây nhé. Vân Hải sẽ cùng bạn khám phá ngôi làng xinh đẹp này và giúp bạn có được một hành trình thực sự đáng nhớ.
1. Thông tin giới thiệu về làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 44 km về phía tây, địa chỉ làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận của thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nằm bên hữu ngạn sông Hồng, cạnh đường Quốc lộ 32. Tuy thường được gọi chung là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa bao gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh – huyên Phúc Thọ - trấn Sơn Tây. Trong đó có 5 làng liền kề nhau là: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm. Các làng này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể với sự nhất quán về tập quán, phong tự, tín ngưỡng kéo dài hàng ngàn năm nay. Nơi đây còn được gọi là mảnh đất 2 vua bởi là nơi sinh ra của vua Ngô Quyền và vua Phùng Hưng.
Nét cổ kính của Đường Lâm thu hút nhiều bạn trẻ
Ngôi làng cổ lâu đời này đến nay vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng về nghệ thuật, kiến trúc của một làng Việt cổ thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đường Lâm chính là một điểm đến hoàn hảo dành cho du khách muốn tìm về chốn thanh tịnh, an yên để nghỉ ngơi sa những mệt mỏi, xô bồ của cuộc sống. Làng Đường Lâm cũng là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam nhận được bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Nhà nước trao tặng vào ngày 19 tháng 5 năm 2006.
2. Tìm hiểu về lối kiến trúc làng cổ Đường Lâm
Dừng chân ở làng Đường Lâm du khách sẽ thấy được toàn bộ những nét đẹp đặc trưng của một ngôi làng cổ Bắc Bộ. Hình ảnh ấn tượng chính là những cây đa cổ thị, giếng nước, sân đình, những ngồi nhà gỗ cổ, chùa miếu, đường làng nhỏ quanh co, nhưng bức tường đá ong được xây từ gạch đỏ hoặc trát bùn… Nét cổ kính nhất ở Đường Lâm chính là kiến trúc độc đáo của cổng làng Đường Lâm và đình Mông Phụ.
Bức ảnh làng cổ Đường Lâm được du khách ghi lại
Hiện nay, làng cổ Đường Lâm có khoảng gần 1000 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh. Có những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… với chất liệu xây dựng là các vật liệu truyền thống của xứ Đoài như: đá ong, gỗ xoan, tre, nứa, ngói, gạch đất nung, đất nện, trấu, mùn cưa…
Về sắp xếp khuôn viên, không gian, các thành phần chủ yếu của các ngôi nhà truyền thống ở làng cổ Đường Lâm đều có: cổng, tường rào, sân lớn, vườn rộng, nhà chính, nhà phụ, bếp, chuồng chăn nuôi gia súc – gia cầm… Một số nhà rộng lớn còn có thêm cả giếng nước, bình phòng, hoặc có thêm ao cá. Bố cụ kiến trúc bên trong khuôn viên nhà ở của Đường Lâm thường theo lối nhà chính và nhà phụ vuông góc với nhau tạo thành “thước thợ”, hoặc kiểu nhà chính và nhà phụ song song với nhau với kiểu “tiền khách hậu tự” – đây thường là nhà của những gia đình giàu có, nhà trưởng họ. Nhà cổ ở Đường Lâm sẽ có hướng nhìn về phía Nam hoặc Đông Nam, điều này khiến cho căn nhà được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Nhiều bối cảnh phim cũng được ghi tại làng Đường Lâm
3. Giá vé vào làng cổ Đường Lâm
Nhiều du khách băn khoăn vào làng cổ Đường Lâm có mất vé không? Hiện nay, khách du lịch đến làng Đường Lâm tham quan sẽ có giá vé làng cổ Đường Lâm là 20.000 đồng/ người; giá vé gửi xe máy là 10.000 đồng/ xe.
Bên cạnh đó ở đây cũng có các dịch vụ cho thuê xe đạp với giá dao động từ 30-50.000 đồng/ giờ hoặc 80-100.000 đồng/ ngày. Bằng cách này, du khách có thể di chuyển tiện ích đến nhiều địa điểm tham quan khác nhau như: lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng… một cách nhanh chóng nhất.
4. Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm
Bạn có thể ghé thăm tour làng cổ Đường Lâm 1 ngày vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm, tuy nhiên có 2 thời điểm mà ngôi làng này tiếp đón nhiều vị khách phương xa nhất chính là vào mùa lễ hội và mùa lúa chín. Đây được xem là 2 thời điểm lý tưởng nhất cho một chuyến du hí Đường Lâm.
Không gian tĩnh tại, an yên của Đường Lâm
- Mùa lễ hội
Mùa lễ hội ở Đường Lâm thường được tổ chức vào những ngày tháng Giêng âm lịch. Lễ hội linh thiêng nhất trong năm phải kể đến là lễ hộ truyền thống của làng Mông Phụ được tổ chức từ mùng 4 đến mùng 10 hằng năm. Lễ tế Thành Hoàng làng được tổ chức tại ngôi đình làng cổ nhất với rất nhiều những hoạt động ý nghĩa như: rước kiệu, dâng lợn, dâng gà… Sau đó người dân trong làng cùng khách du lịch có thể cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian thú vị như cờ người, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt… tạo nên một không khí lễ hội náo nhiệt và đầy tươi vui.
Sau đó 6 ngày, bạn sẽ có được cơ hội tham gia vào lễ hội của thôn Đông Sàng với mong muốncầu cho Quốc thái dân an, mùa màng bội thu. Lễ hội này được tổ chức với rất nhiều hoạt động thú vị như lễ rước nước, múa lân, tế lễ. Đoàn rước nước sẽ xuất phát từ đình làng đến bờ sông Hồng với rồng, ngựa, lân, cờ… diễn ra trong hẳn 1 ngày. Đi làng cổ Đường Lâm trong thời gian này, du khách sẽ được hòa mình trong không khí lễ hội náo nhiệt, được thưởng thức những món đặc sản chỉ có trong ngày hội.
Các bạn trẻ đến chụp ảnh tại làng cổ Đường Lâm
- Mùa lúa chín
Bên cạnh mùa lễ hội thì mùa lúa chín cũng là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu tour du lịch làng cổ Đường Lâm. Tầm khoảng tháng 5 – tháng 6 khi mà những cánh đồng lúa bắt đầu vào độ chín rộ, Đường Lâm cũng trở nên nhộn nhịp hơn với những hoạt động mùa màng, thì nơi đây lại tiếp đón rất nhiều du khách về thăm thú. Lúc nãy khắp những con đường làng ngõ xóm đều trải đầy rơm khô, thóc lúa… tạo nên không khung cảnh làng quê thân thuộc mà đầy no ấm.
5. Chọn phương tiện di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Làng Đường Lâm nằm ở ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến làng đây cũng tương đối thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể đến du lịch Đường Lâm 1 ngày bằng một số cách như sau:
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng
+ Di chuyển bằng xe buýt
Nếu di chuyển từ Hà Nội đến thăm làng cổ Đường Lâm, du khách có thể lựa chọn cho mình 3 tuyến xe buýt như sau:
Tuyến số 71 (bến xe Mỹ Đình - bến xe Sơn Tây) giá vé 20.000 đồng
Tuyến số 73 (bến xe Mỹ Đình - chùa Thầy), giá vé 10.000 đồng
Tuyến số 89 (bến xe Yên Nghĩa - bến xe Sơn Tây), giá vé 9000 đồng
Sau đó từ bến xe Sơn Tây quý du khách có thể đi xe ôm hoặc taxi để đến làng Đường Lâm nhé.
Chọn phương tiện thích hợp để đến với Đường Lâm
+ Cách đi đến làng cổ Đường Lâm bằng xe khách
Quý khách hàng có thể lựa chọn cho hành trình này tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để đến với làng cổ với thời gian di chuyển chừng 1h15p.
- Cách đi làng cổ Đường Lâm bằng phương tiện cá nhân
Xuất phát từ Hà Nội, việc lựa chọn đến Đường Lâm bằng xe máy hoặc ô tô đều cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng với 2 cung đường đi làng cổ Đường Lâm mà bạn có thể tham khảo là:
Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, ở ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, tiếp tục đi theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 thì bạn sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn vào làng cổ Đường Lâm.
Hoặc đi theo hướng đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 ở bên tay trái cũng có lối rẽ vào làng.
Thuê xe ô tô giá rẻ để chuyến đi được suôn sẻ
- Thuê xe du lịch giá rẻ đi làng cổ Đường Lâm
Nếu là những nhóm bạn trẻ muốn đi du lịch khám phá thì lựa chọn di chuyển bằng xe khách, xe buýt hay xe máy thì đều là những lựa chọn cực kỳ tiết kiệm, di chuyển cũng thuận tiện nhanh chóng. Tuy nhiên nếu bạn đi cùng gia đình có người lớn, có trẻ em; hoặc đi du lịch cùng công ty; hoặc đơn giản là muốn có được một phương tiện di chuyển tiện ích hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn và được phục vụ chu đáo thì có thể lựa chọn dịch vụ của các công ty cho thuê xe du lịch.
Đây là một điểm tham quan du lịch khá nổi tiếng ở Hà Nội cho nên có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thuê xe trọn gói đến Đường Lâm, phục vụ chu đáo theo đúng yêu cầu của khách hàng với các tour trong ngày, tour 2 ngày 1 đêm. Với lựa chọn hình thức này, bạn sẽ không cần lo lắng về hành trình di chuyển lại có được một không gian thực sự thoải mái nghỉ ngơi trong suốt chuyến đi. Đặc biệt bạn còn nhận được những tư vấn chi tiết về các điểm ăn, chơi thú vị tại làng cổ Đường Lâm giúp cho chuyến đi trở nên hoàn hảo hơn suôn sẻ hơn.
Vân Hải cung cấp dịch vụ thuê xe giá rẻ đi làng Đường Lâm
Tại Hà Nội hiện nay du khách có thể lựa chọn rất nhiều những công ty vận tải hành khách chuyên nghiệp khác nhau. Trong đó công ty cho thuê xe Vân Hải là một trong những lựa chọn đang được nhiều khách hàng hiện nay đánh giá cao và quan tâm lựa chọn. Với dàn xe đời mới từ thuê xe 4 chỗ, Cho thuê xe 7 chỗ giá rẻ nhất tại Hà Nội đến 45 chỗ, đội ngũ lái xe dày dặn kinh nghiệm, nhân viên tư vấn nhiệt tình; công ty chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất; giúp cho chuyến du lịch làng cổ Đường Lâm của bạn trở nên trọn vẹn hơn
- Phương tiện đi lại ở Đường Lâm
Nếu đến Đường Lâm bằng phương tiện cá nhân thì du khách còn cần quan tâm đến cả phương tiện di chuyển ở Đường Lâm.
+ Đi bộ: Đến đâ du lịch, bạn có thể đi dạo bộ quanh làng để ngắm cảnh, tham quan và chụp hình… Trong trường hợp gia đình có em bé thì có thể mang theo xe đẩy để bé có thể nghỉ ngơi khi mỏi chân nhé.
Chụp ảnh làng cổ Đường Lâm nên thơ yên bình
+ Xe đạp: Bên cạnh đó, do du cầu đi lại tham quan của du khách ngày càng tăng cao, tại làng cổ Đường Lâm hiện nay, có nhiều chủ nhà của những ngôi nhà cổ còn cho thuê xe đạp để du khách có thể đi quanh làng. Một chiếc xe đạp nhỏ xinh sẽ giúp bạn di chuyển đến những điểm tham quan dễ dàng và nhanh chóng hơn.
+ Xe điện: Với những đoàn khách đông người, các bạn có thể thuê xe điện để tiện di chuyển quanh làng, nhất là trong những ngày nắng nóng thì phương tiện này lại càng phát huy tác dụng.
6. Lưu trú và nghỉ ngơi tại làng cổ Đường Lâm
Do vị trí nằm khá gần Hà Nội cho nên du khách thường tới tour Đường Lâm 1 ngày và về luôn trong ngày. Tuy nhiên nếu bạn ở xa với điểm du lịch này hay muốn ở lại để tận hưởng không khí làng quê yên bình, yên ả thì một số những khách sạn và nhà nghỉ ở Sơn Tây sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn. Hãy tham khảo thông tin đặt phòng trên một số trang book phòng giá rẻ để có được sự lựa chọn phù hợp cho mình.
Một du khách chụp ảnh áo dài ở làng cổ Đường Lâm
7. Làng cổ Đường Lâm có gì thú vị?
Đến tham quan, bạn sẽ chỉ mất giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm 20.000đ/ người.
Đường Lâm là điểm đến dành cho những du khách thích trải nghiệm, muốn hòa mình vào không gian cổ kính đậm nét xưa cũ, để từ đó có thể cảm nhận được trọn vẹn nét văn hóa lâu đời của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi một ngôi làng, mỗi một đền chùa, hay một di tích ở đây đều gắn liền với 1 nhân vật lịch sử nổi tiếng hoặc một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Phải đến tận nơi để cảm nhận, ngắm nhìn và lắng nghe lại từ những người lão làng ở Đường Lâm bạn mới có được cái nhìn trọn vẹn nhất. Đến với làng cổ Đường Lâm du khách có thể tham quan một số điểm nổi bật như:
Cổng Mông Phụ:
Đây là cổng làng cổ duy nhất còn tồn tại được đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê, mang nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt so với những cổng làng truyền thống khác. Nó tự như một ngôi nhà 2 mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với hình ảnh của cây đa, bến nước, ao sen đã tạo nên một khung cảnh đặc trưng của một làng quê Bắc Bộ xưa cũ.
Thiết kế độc đáo của cổng làng cổ Đường Lâm
Đình làng Mông Phụ
Ngôi đình này được xây dựng từ cách đây khoảng 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng, có diện tích rộng chừng 1800m2. Thiết kế của đình làng Mông Phụ mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng theo lối kiến trúc của nhà sàn với phần sàn gỗ cách xa mặt đất. Đình gồm 2 tòa đại bá và hậu cung, trong đó đại bá được dựng nên từ 48 cột gỗ chắc chắn, trên mỗi cột đều chạm khắc hoa văn rồng, phương vô cùng ấn tượng.
Bên trong đình có treo rất nhiều những bức hoành phi câu đối. Nổi bật nhất phải kể đến chính là bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng và bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con. Nơi đây đến nay vẫn còn lưu giữ lại được nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa và kiến trúc để hấp dẫn du khách đến tham quan.
Đình làng Mông Phụ có quy mô rộng lớn
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Từ thời vua Tự Đức đã cho xây dựng nhà thờ này để thờ phụng cũng như tưởng nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ có hướng nhìn về phía Nam, kiến trúc được thiết kế theo hình chữ “nhị”. Hiện nay, nhà thờ này trở thành một điểm tham quan thú vị dành cho những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, đồng thời giáo dục cho thể hệ trẻ về truyền thống yêu nước.
Các ngôi nhà cổ Đường Lâm
Ngày nay, làng cổ Đường Lam có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có cả những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ này đều được xây dựng từ những vật liệu truyền thống như: gạch đất nung, ngó, đá ong, gỗ xoan, tre, nứa… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian. Một số ngôi nhà nổi bật để du khách đến tham qua là:
+ Nhà cổ ông Hùng
Ngôi nhà này được xây dựng từ những năm 1649 – đây cũng là ngôi nhà lâu đời nhất ở làng Mông Phụ, đến nay đã trải qua gần 400 năm với 12 đời sinh sống ở đây.
+ Nhà cổ ông Thể
Ngôi nhà này tọa lạc ở xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà của của ông Thể được thiết kế với 7 gian, được gắn kết theo lối cổ truyền. Ngôi nhà cổ này sử dụng các kết nối bằng mộng vô cùng tinh tế và chắc chắn.
Thiết kế độc đáo của một ngôi nhà cổ ở Đương Lâm
+ Nhà của ông Hà Nguyên Huyến
Đây là di tích được xếp hàng là nhà cổ dân sinh loại 1, nhà có thiết kế gồm 5 gian 2 chái, phong cách nội tự ngoại khách. Nhà kết cấu trên 4 hàng chân cột, cột nhà bằng gỗ có đường kính chừng 30cm. Vốn có nghề truyển thống nấu tương nên khoảng sân trước xếp những vại tương nâu trầm đều tăm tắp.
+ Nhà cổ của chị Dương Lan
Ngôi nhà cổ này đã được xây từ năm 1780, vốn thuộc về cụ tổ của chồng chị là quan đốc học Đỗ Doãn Chính. Kết cấu nhà từ giàn chống trần mang đậm ấn ký của thời kỳ Hậu Lê và đến nay sau 300 năm xây dựng nó vẫn vô cùng chắc chắn.
- Giếng cổ Đường Lâm
Trước đây giếng làng thường là nơi mà người dân lấy nước sinh hoạt hằng ngày, đây cũng là nơi mà các chị em cùng nhau trò chuyện, tâm sự về cuộc sống. Các giếng cổ ở đây đều được đặt ở những vị trí cao, thoáng, gần đình, chùa hoặc ở nơi trung tâm của xóm làng.
Không gian giếng cổ ở làng cổ Đường Lâm
- Đền thờ Phùng Hưng
Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng ngôi đền được dựng ở làng Đường Lâm là ngôi đền có quy mô rộng lớn nhất, kiến trúc cũng vô cùng độc đáo gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung. Đây cũng là điểm du lịch ý nghĩa mà nhiều du khách ghé đến khi du lịch Đường Lâm 1 ngày.
- Lăng và đền thờ Ngô Quyền
Cách đền thờ Phùng Hưng chừng 500m chính là lăng Ngô Quyền. Quần thể đền và lăng Ngô Quyền tọa lạc ở trên đồi Cấm, phía trước lăng là một cánh đồng lúa rộng mênh mông và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ được thiết kế gồm có nơi thờ tự, đại bái, hậu cung, nhà bia. Ở phía dưới đền chừng 100m là lăng vua Ngô xây theo lối thiết kế 4 mái trên bệ cao, xung quanh có tường bao.
8. Những món ngon ở Đường Lâm mà du khách nên thử
Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon dân dã, có thể kể đến như là:
- Gà mía:
Đây là giống gà quý tạo nên món ăn ngon, trước đây thường chỉ để tiến vua hoặc dùng trong những dịp hội làng. Gà mía chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín thì phần da vàng giòn, thịt trắng thơm ngon. Đến du lịch Đường Lâm đừng quên thưởng thức món ngon này nhé.
Thưởng thức đặc sản gà mía ở Đường Lâm
- Bánh tẻ
Bánh tẻ ở Đường Lâm có nhiều nét khác biệt so với bánh của những vùng khác, bánh ở đây được gói bằng lá dong, hơi thon dài, thân trải đều dọc theo sống lá. Bánh có vị dẻo thơm của bột kết hợp với nhân thịt mọc nhĩ khiến cho thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
- Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Đây là loại kẹo truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu hết sức dân dã như lạc, mạch nha, đường, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo có mùi thơm đặc trung, hòa quyện cùng vị ngọt và vị bùi của vừng lạc; ăn cùng với nước chè thì xuất sắc.
- Thịt quay đòn
Đường Lâm còn nổi tiếng với món thịt quay đòn với hương vị cực kỳ ấn tượng. Để làm nên món ăn này, thịt phải là thịt ba chỉ tươi, da dày, mỡ nạc vừa đủ. Khâu tẩm ướp cũng vô cùng quan trọng với các loại gia vị đặc trưng như húng lìu, hạt tiêu, hành và mắm muối. Đặc biệt nguyên liệu làm nên sự khác biệt của món ăn này chính là lá ổi non được băm nhỏ, sau đó ướp khoảng cùng thịt. Thịt sẽ được cuộn lại vào chiếc đòn tre đem đi quay chín để có màu vàng hấp dẫn. Món ăn cầu kỳ này được người dân ở Đường Lâm và du khách cực kỳ yêu thích.
Món thịt quay đòn vô cùng hấp dẫn
9. Gợi ý lịch trình du lịch làng Đường Lâm 1 ngày
Bạn có thể kết hợp chuyến du lịch làng cổ Đường Lâm của mình với các địa điểm quanh đó như: Thành cổ Sơn Tây, Đền Và hay đền Măng Sơn. Vân Hải đề xuất cho du khách về lịch trình đến khu du lịch Làng cổ Đường Lâm 1 ngày cho bạn tham khảo như sau:
7h: Xuất phát từ Hà Nội đến Sơn Tây
8h30: Tham quan Đền Và tọa lạc ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng
9h00: Di chuyển đến làng Đường Lâm
9h30 đến 11h30: Tham quan các địa danh nổi tiếng ở Đường Lâm như Cổng làng, các ngôi nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh, đình làng Mông Phụ.
11h30: Ăn trưa và nghỉ ngơi
13h30: Tham quan đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Ngô Quyền, đền và chùa mía làng cổ Đường Lâm
15h30: Dừng chân tham quan thành cổ Sơn Tây
17h: Khởi hành trở lại Hà Nội
Đừng quên chụp ảnh đẹp ở làng cổ Đường Lâm
10. Những lưu ý khi đi tham quan tại làng cổ Đường Lâm
- Bạn nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tham quan làng cổ:
Chỉ nghe đến tên làng cổ thôi là bạn đã đủ hình dung nên không gian tĩnh lặng, cổ kính nơi đây. Vì thế để giữ được nét yên bình vốn có của ngôi làng thì bạn hãy di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ nhé. Hơn nữa du lịch như Đường Lâm thường không có nơi gửi xe máy hoặc nếu có thì cũng khá xa điểm tham quan.
- Khuyến khích gửi tiền tips khi có người thuyết minh về làng cổ Đường Lâm
Cũng như nhiều địa điểm tham quan khác, đến đây bạn cũng sẽ có người hướng dẫn của ban quản lý làng cổ Đường Lâm, họ sẽ đi theo để giới thiệu làng cổ Đường Lâm về một số địa điểm và ý nghĩa làng cổ. Sau quá trình tham quan, để động viên tinh thần của người hướng dẫn nhiệt tình thì bạn có thể “tips nhẹ” thay cho lời cảm ơn nhé.
- Nên liên hệ với địa chỉ chuẩn bị cơm trưa nếu cần
Nếu không muốn loay hoay tìm chỗ ăn uống hoặc nghỉ ngơi ở làng Đường Lâm thì bạn nên liên hệ trước với các gia đình để họ chuẩn bị cơm trưa. Vì những gia đình ở đây họ chỉ nấu khi có người đặt cơm thôi nhé.
Đường Lâm là một làng cổ lâu đời đên nay vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của một ngôi làng xưa cũ với mái đình làng cổ kính, cây cây đa, bến nước, chùa miếu... Và qua những thông tin về kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm được nhắc đến ở trên thì bạn đọc chắc hẳn đã có được sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhất cho hành trình này của mình. Chúc bạn và gia đình sẽ có được một kỳ nghỉ cuối tuần ý nghĩa nhé.
Về dịch vụ cho thuê xe du lịch giá rẻ tại Hà Nội, nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe này cho chuyến đi của mình thì hãy liên hệ đến công ty Vân Hải để có được những tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ nhé.