facebook pixel

Ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo của chùa Tây Phương

Hỗ trợ trực tuyến

skype imageyahoo image

Tổng đài:
024.3993.6565

Mr Tiếp:
0969.183.183

Mr Hải:
0904.243.346

Ms Nhung:
0965.370.555

Ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo của chùa Tây Phương

28-01-2016 20:44 0 1796

Trong tiết trời mưa phùn se lạnh đầu năm, người dân miền Bắc lại nô nức kéo nhau đi lễ vãn cảnh chùa mong một năm mới vạn sự như ý, may mắn và bình an.

Tại các điểm chùa chiền trong nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận luôn có một lượng lớn du khách hành hương đến chiêm bái. Một trong số đó phải kể đến chùa Tây Phương.

Ngôi chùa này nằm trên ngọn núi Tây Phương thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, đi xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi đất có  tên là Câu Lậu, trực thuộc xã Thạch Xá. Từ chân núi, đi qua 239 bậc lát đá ong, du khách sẽ đặt chân đến cổng chùa.Ngoài sử dụng các phương tiện công cộng thì việc tìm các dịch vụ cho thuê xe 4 chỗ, 7 chỗ,…tại các địa chỉ tư nhân uy tín như Vân Hải sẽ tiện lợi và thoải mái hơn rất nhiều.

Trước mắt bạn sẽ hiện ra ba nếp nhà song song gồm bái đường, chính diện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái và tường xây hoàn toàn bằng gạch nung đỏ để trần.

Chùa Tây Phương đã được hình thành từ rất sớm. Năm 1554, chùa được trùng tu lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa được xây dựng thêm thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian.

Năm 1660 thì Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” và hình dáng kiến trúc vẫn còn để lại như ngày nay. 

Chùa Tây Phương được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam với ba toà cất dọc theo sườn núi,  ba ngôi chùa song song với nhau gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Tây Phương
Kiến trúc độc đáo của chùa Tây Phương

Chùa  được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần không trát vữa nên tạo cảm giác thô mộc gần gũi. Các cửa sổ đều hình tròn với biểu tượng sắc không của đạo phật. 

Có thể nói chùa Tây Phương như một bảo tàng sống động với nhiều pho tượng cổ độc đáo. 62 pho tượng được  tạc bằng gỗ mít nguyên khối đã thể hiện sự tài hoa của những người thợ mộc xứ Đoài.

Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), tượng Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu luyện khổ hạnh.

Xem thêm dịch vụ cho thuê xe 7 chỗ của Vân Hải.

Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu. Tượng đức phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai, người mập mạp ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát lên sự hoan hỉ, đại lượng.

Tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng phổ hiền Bồ Tát, tượng Bát bộ Kim cương…Bộ tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường thượng điện đã thực sự cuốn hút du khách.

Mặt khác, chùa được thiết kế xây dựng theo kiểu “ Nội công, ngoại quốc” với 3 tòa Phật điện theo hình chữ “Tam”, mỗi tòa 2 tầng mái với những đầu đao mềm mại uốn cong và đều gắn tứ linh “ Long – Ly- Quy- Phượng”.

Lễ hội đầu năm Lễ hội đầu năm
Lễ hội đầu năm Lễ hội đầu năm

Tọa lạc trên đỉnh núi với không gian rộng và thoáng đãng, đứng ở chân chùa có thể nhìn thấy toàn cảnh những cánh đồng lúa xanh và cả những khu công nghiệp mới được xây dựng lên ở ngoại thành.  Những con rồng được gắn trên đầu đao của mái chùa không đâu đẹp bằng, điều đó chứng tỏ  rằng những người thợ nơi đây đắp vẽ không kém gì những người thợ mộc đã tạc tượng trong chùa.

Vào mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, chùa Tây Phương lại thu hút du khách ở khắp mọi nơi đến vãn cảnh, chiêm bái cầu cho nhau một năm với những điều tốt lành.

(Mời bạn tham khảo: Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm)

Hỗ trợ trực tuyến

skype imageyahoo image

Tổng đài:
024.3993.6565

Mr Tiếp:
0969.183.183

Mr Hải:
0904.243.346

Ms Nhung:
0965.370.555

Chat với chúng tôi